Dịch thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của con người khi các lĩnh vực trong cuộc sống không còn bó hẹp trong phạm vi đất nước, mà nó đã được mở rộng ra phạm vi thế giới. Trong việc làm ăn, kinh doanh cũng vậy, bất đồng ngôn ngữ chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn, bất tiện ảnh hưởng tới cả 2 bên. Đặc biệt trong hợp đồng và giao dịch, sự chính xác của ngôn ngữ chính là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó.

thành lập công ty dịch thuật năm 2019
Trong các doanh nghiệp lớn thường có bộ phận dịch thuật riêng, tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty lựa chọn dịch vụ của các công ty dịch thuật bên ngoài. Vì nhu cầu sử dụng ngày càng cao mà nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy làm thế nào để thành lập công ty dịch thuật? điều kiện ra sao? Quý khách vui lòng liên hệ (028) 3846.5555, Hãng Luật Minh Mẫn sẽ hỗ trợ cung cấp những thông tin cần thiết giúp khách hàng có được cái nhìn rõ ràng nhất về việc thành lập công ty dịch thuật.
1. Thủ tục để thành lập công ty dịch thuật:

thành lập công ty dịch thuật
Ngành kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành kinh doanh không có điều kiện theo luật đầu tư năm 2014, tuy nhiên việc thành lập công ty dịch thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Hồ sơ:
- Giấy đề nghị thành lập công ty dịch thuật
- Điều lệ công ty dịch thuật
- Danh sách thành viên, cổ đông công ty dịch thuật
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu các cổ đông, thành viên
- Các tài liệu khác nếu pháp luật yêu cầu
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
2. Tiêu chuẩn và điều kiện về người dịch trong công ty dịch thuật
- Có năng lực hành vi dân sự
- Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch
- Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp theo quy định thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
3. Điều kiện về cộng tác viên dịch thuật
- Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được làm công tác viên dịch thuật của phòng Tư Pháp trong phạm vi cả nước
- Người dịch là cộng tác viên của phòng Tư Pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với phòng Tư Pháp
Ngoài ra người dịch cần lưu ý một số giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch:
-
- Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm bớt nội dung không hợp lệ
- Giấy tờ văn bản đã bị hỏng, cũ nát không xác định được nội dung
- Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
- Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh chống chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam , xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân.
- Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nếu quý khách có bất kì thắc mắc gì.