In ấn là ngành dịch vụ kinh doanh khá phổ biến của nước ta hiện nay. Đặc biệt là bên cạnh các trường đại học, bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ của sinh viên là rất lớn, các cửa hàng in ấn luôn trong tình trạng đông nghẹt khách. Chính vì nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn như vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in ấn cũng đồng thời đạt được nguồn lợi nhuận lớn. Nhà nước ta cũng có nhiều khuyến khích và ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch này.
Trong bài viết này, Hãng Luật Minh Mẫn sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cụ thể để giúp cho quá trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in ấn của quý khách được thuận lợi hơn.

thành lập công ty in ấn năm 2019 – những điều cần lưu ý
Điều kiện hoạt động cơ sở in ấn:
- Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in
- Có thiết bị in để họa động ít nhất 1 công đoạn chế bản, in, gia công sau in
- Đối với công đoạn chế bản, cơ sở in phải có ít nhất 1 trong các thiết bị: máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in
- Đối với công đoạn in, cơ sở in phải có máy in
- Đối với công đoạn gia công sau in, cơ sở in phải có máy, dao cắt giấy và ít nhất một trong các thiết bị: máy đóng sách, máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp
- Có mặt bằng thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ các cơ sở chỉ sử dụng công nghệ in laser, in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình thực hiện in lưới thủ công
- Có đủ điều kiện an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ từ cao đẳng trở lên chuyên ngành in hoặc được Bộ thông tin – truyền thông cấp giấy chứng nhận quản lý nghiệp vụ in.
Thủ tục thành lập công ty in ấn:
1. Thành lập công ty in ấn
Hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Thành viên công ty ( công ty tnhh hai thành viên trở lên) hoặc cổ đông công ty ( công ty cổ phần)
- Cmnd/ hộ chiếu của thành viên công ty hoặc cổ đông
Địa điểm nộp hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
2. Công bố thông tin thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày
3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể tự quyết định nội dung, hình thức và số lượng con dấu. sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư.
4. Xin cấp giấy phép hoạt động ngành in
Hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động ngành in

thành lập công ty in ấn năm 2019 – những điều cần lưu ý
- Bản sao có chứng thực giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…
- Bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in, nếu chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng…
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của người đứng đầu cơ sở in kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp
Liên hệ Hãng Luật Minh Mẫn (028) 3846.5555 để được tư vấn miễn phí