Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì những giao dịch giữa các bên cần đến hợp đồng vì hợp đồng xác định nghĩa vụ và quyền của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. Các thỏa thuận được quy định trong hợp đồng càng chặt chẽ, rõ ràng và phù hợp với quy định pháp luật là cơ sở để các bên giao kết thực hiện, là tài liệu chứng minh khi phát sinh tranh chấp sau này.
Do đó, quá trình giao kết hợp đồng rất quan trọng.Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những lưu ý khi giao kết hợp đồng.
Việc chọn văn bản pháp luật để điều chỉnh cho hợp đồng là rất quan trọng, xác định cơ sở pháp lý để áp dụng giải thích cho các nội dung hợp đồng và giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
Theo nguyên tắc của áp dụng pháp luật, ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành để điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực đặc thù như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm,…. Nếu luật chuyên ngành không quy định hoặc quy định không rõ ràng sẽ áp dụng những quy định của Bộ luật dân sự, nguyên tắc pháp luật cơ bản về quan hệ dân sự:
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Do đó, những điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự sẽ được áp dụng cho hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng, chủ thể phải đáp ứng các điều kiện nhất định để hợp đồng được xác lập và thực hiện.
– Đối với chủ thể tham gia là cá nhân:
– Đối với chủ thể tham gia là pháp nhân:
Các yếu tố về mặt chủ thể cần được đảm bảo để hợp đồng không bị vô hiệu kể từ thời điểm giao kết theo quy định tại Điều 125, Điều 127, Điều 128 Bộ luật dân sự 2015.
– Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
– Hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về hình thức để hợp đồng được thừa nhận giá trị pháp lý, không bị vô hiệu.
– Đối với những hợp đồng bằng văn bản theo quy định phải công chứng hoặc chứng thực thì phải được thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.
– Đối với hợp đồng được giao kết tại nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó.
Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
Nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không được giả tạo để tránh bị vô hiệu.
Trong nội dung hợp đồng, pháp luật không quy định các điều khoản bắt buộc mà tùy vào loại hợp đồng để các bên quy định phù hợp. Nhưng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, tránh phát sinh tránh chấp giữa các bên thì hợp đồng cần lưu ý những nội dung sau:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.