NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Đa số Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có suy nghĩ mình đã xong các thủ tục và có thể đưa công ty vào hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, để hồ sơ pháp lý thành lập đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật, Hãng Luật Minh Mẫn xin thông tin đến quý đọc giả những công việc quan trọng cần làm sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. THÔNG BÁO MẪU DẤU

Con dấu là một loại tài sản của doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng con dấu giữ một vai trò quan trọng và cần tuân theo một số quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu hoặc sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường, sau đó tải thông báo sử dụng mẫu con dấu lên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời điểm có hiệu lực của con dấu thường thì sau 03 ngày kể từ ngày thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.


2. MUA CHỮ KÝ SỐ (TOKEN) – NỘP TỜ KHAI LỆ PHÍ MÔN BÀI

Chữ ký số hay còn gọi là Token là thiết bị không thể thiếu đối với 1 doanh nghiệp hiện tại. Ngay sau khi có Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu, nộp tờ khai và nộp lệ phí môn bài. Không có CHỮ KÝ SỐ thì không thực hiện được.

Doanh nghiệp có thể tham khảo bảng giá mua token dưới đây của nhà mạng Vina-Ca:

Dành cho doanh nghiệp đăng ký mới: (Đánh dấu “X”vào ô vuông)

Hỗ trợ: 028.35171483 – 0902.567.525 – 0902.567.535


 3. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG – THÔNG BÁO SỐ TÀI KHOẢN CHO SỞ KH&ĐT

Việc mua token và mở tài khoản ngân hàng là điều tất yếu dù chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể việc này.

Doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở bất kỳ ngân hàng nào trên lãnh thổ Việt Nam. Vì hầu hết các cơ quan thuế đã không còn nhận tiền thuế bằng cách nộp trực tiếp, thay vào đó, doanh nghiệp mua token và mở tài khoản ngân hàng, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng và dùng token để thao tác online, nộp các loại thuế thông qua tài khoản đó.

Lưu ý, trước khi dùng các chức năng nói trên, khi mở tài khoản, doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với ngân hàng, đồng thời dùng token đăng ký qua mạng và chờ ngân hàng xác nhận.

Nghe thì có vẻ cầu kỳ, nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời gian công ty hoạt động, ngoài việc nộp lệ phí môn bài, thuế thì việc mở tài khoản còn rút ngắn thời gian giao dịch thanh toán và nhận thanh toán với khách hàng, có thể chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ có lần thanh toán từ 20.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, sau khi mở tài khoản công ty xong, doanh nghiệp phải Thông báo số tài khoản  cho Sở kế hoạch và Đầu tư nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


4. ĐÓNG LỆ PHÍ MÔN BÀI

Như đã nói bên trên, hầu hết doanh nghiệp sẽ phải đóng lệ phí môn bài bằng token thông qua tài khoản ngân hàng.

Lệ phí môn bài là lệ phí hằng năm mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước.

  • Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động trước năm 2019: hạn chót là hạn chót là 30/01/2019.
  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 1/1/2019: thời hạn nộp tiền là trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 4 – Nghị định 139/2018 và Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh, đợ vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

 

Lưu ý:

  • Nếu Giấy chứng nhận được cấp trong thời gian 6 tháng đầu năm thì mức đóng lệ phí môn bài như khung trên.
  • Nếu Giấy chứng nhận được cấp trong thời gian 6 tháng cuối năm (Thành lập từ 1/7 đến 31/12 trong năm thì năm đầu tiên nộp 50% mực lệ phí môn bài một năm.

Các năm sau đóng như bình thường.


5. NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ BAN ĐẦU

Sau khi con dấu có hiệu lực, nộp tờ khai lệ phí môn bài và đóng lệ phí môn bài thì Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan thuế quản lý.

Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm, mỗi file 02 bản:

  • – Bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định
  • – Đăng ký mở sổ kế toán bằng máy tính
  • – Tờ đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn
  • – Bổ nhiệm kế toán
  • – Bổ nhiệm Giám đốc
  • – Thông báo Đại diện theo pháp luật
  • – Giấy ủy quyền/Giấy giới thiệu (trường hợp nhờ người khác đi nộp)
  • – Mẫu 3.14 và 3.16 đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in và cam kết sử dụng hóa đơn đặt in (trường hợp có nhu cầu sử dụng hóa đơn)

6. TREO BẢNG HIỆU

Sau khi có mã số thuế, Doanh nghiệp có quyền thiết kế logo và bắt buộc phải treo bảng hiệu tại nơi đặt trụ sở công ty.

Bảng hiệu của công ty nên có những nội dung: Tên công ty, Mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại liên hệ….

Lưu ý: Trường hợp Doanh nghiệp đề nghị sử dụng hóa đơn thì tại trụ sở phải có treo bảng hiệu, có người làm việc, tránh trường hợp cơ quan thuế kiểm tra.


7. CÓ NGƯỜI PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Nhiều Doanh nghiệp dễ bị quên phần này, nhưng đây là một trong những công việc quan trọng khi điều hành công ty.

Một Doanh nghiệp cần có người phụ trách kế toán để theo dõi tình hình hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, nộp báo cáo thuế theo quý/tháng, quyết toán năm… cho công ty.

Tránh để bị trễ các tờ khai dẫn đến việc bị phạt hành chính về thuế.

Ngoài ra, nếu công ty không có người phụ trách kế toán thì vẫn có thể sử dụng dịch vụ kế toán của các công ty dịch vụ. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể liên hệ Mr.Mẫn – 0987 234 777 để nắm chi tiết các Dịch vụ kế toán do Hãng Luật Minh Mẫn cung cấp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Hãng Luật Minh Mẫn dành cho quý Doanh nghiệp mới thành lập. Nếu có bất cứ thắc mắc gì. Quý khách liên hệ số điện thoại 028 3846 5555 để được hỗ trợ.